Kính chào quý vị ! Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về Ngũ hành và mối liên quan đến Y học cổ truyền, ở bài viết này. Công ty CP Y dược Tống gia đường, sẽ cùng quý vi tìm hiểu về Ứng dụng của Ngũ hành trong Y học cổ truyền.
Kính mời quý vị theo dõi và luận bàn !
Xem phần một tại đây !
http://tonggiaduong.com/hoc-thuyet-ngu-hanh-va-moi-tuong-quan-y-hoc-co-truyen-p-1.html
Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:
- Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội
- Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội
- Phone: 0816212899
Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong y học
Học thuyết ngũ hành là nền tảng tư duy và hành động của Y học cổ truyền. được ứng dung trong khám, chuẩn đoán. chữa bệnh và tìm thuốc, chế thuốc.
KHÁM BỆNH
Dựa vào bảng quy loại ngũ hành
Ta thu được những triệu chứng gợi ý như:
- Nhìn màu sắc da: Da xanh liên quan đến can, huyết
- Da sạm đen liên quan đến thận.
- Da vàng liên quan đến bệnh của tạng Tỳ
- Da đỏ hồng liên quan đến Tâm, hoả nhiệt.
- Hay cáu gắt, giận dữ liên quan đến bệnh Can.
- Vui mừng, cười hát thái quá là bệnh của Tâm.
- Nộ thuơng can (giận dữ tổn hại Gan).
- Hỷ thương phế (buồn hại phổi)
- Ưu tư thương tỳ (lo nghĩ nhiều hại tỳ)
- Khinh hoảng thương thận (sợ hãi quá hại thận)
CHUẨN BỆNH
Tìm căn nguyên bệnh: Triệu chứng bệnh thể hiện ra chủ yếu ở một số tạng, nhưng nguyên nhân có thể do các tạng khác gây ra.
- Chính tà: Nguyên nhân chính do tại tạng đó. Ví như chúng mất ngủ do Tâm huyết hư, Tâm hoả vượng.
- Hư tà: Nguyên nhân từ tạng mẹ đưa đến. Ví như chứng nhức đầu choáng váng do can hoả vượng. Nguyên nhân do thận âm hư nên phải bổ thận và bình can.
- Thực tà: Nguyên nhân từ tạng con. Ví như chứng khó thở, bệnh ở tạng phế. Nếu khó thở do phù nề, nguyên nhân từ tạng thận; phép chữa phải lợi tiểu, bình suyễn.
- Vi tà: Nguyên nhân từ tạng khắc. Ví dụ chứng đau thượng vị (viêm loét dạ dày) do can khí phạm vị; phép chữa phải là sơ can hoà vị.
- Tăc tà: Nguyên nhân từ hành bị khắc. Ví dụ: Chứng phù dinh dưỡng, thận thuỷ áp đảo lại tạng tỳ gây phù; phép chữa phải tả thận bổ tỳ.
CHỮA BỆNH
Dựa vào quan hệ ngũ hành sinh khắc ta có nguyên tắc: " Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con"
Ví dụ: Chứng Phế hư (lao phổi, tâm phế mạn), phép chữa là bổ tỳ vì tạng tỳ là mẹ của tạng phế.
Dựa vào quan hệ ngũ hành tương thừa, tương vũ.
- Tương thừa: Bệnh do tạng khắc quá mạnh mà gây bệnh cho tạng bị khắc (vi tà) ta phải vừa tả tạng khắc (vi tà), vừa phải nâng đỡ tạng bệnh (xem vi tà ở phần chuẩn bệnh)
- Tương vũ: Do tạng bị khắc phản vũ lại nên phép chữa phải tả tạng phân vũ (tắc tả) đồng thời nâng đỡ tạng bệnh (xem tặc tà ở phần trên).
BÀO CHẾ
- Quy kinh: Sử dụng cho một vị thuốc thường dựa vào màu và vị của nó có quan hệ với tạng phủ trong cùng hành đó.
+ Vị ngọt, màu vàng vào tạng Tỳ
+ Vị mặn, màu đen quan vào tạng Thận
+ Vị cay, màu trắng vào tạng Phế
+ Vị chua, màu xanh vào tạng Can
+ Vị đắng, màu đỏ vào tạng Tâm
Khi bào chế muốn dẫn thuốc vào đường kinh nào ta thường sao tẩm vói phụ dược có cùng vị với kinh đó.
- Đưa thuốc vào tỳ thường tẩm với mật, đường, sao vàng
- Dẫn thuốc vào thận thường sao tẩm với nước muối.
- Dẫn thuốc vào phế thường dùng rượu, nước gừng
- Dẫn thuốc vào can thường sao tẩm với giấm chua
- Dẫn thuốc vào tâm thường sao tẩm với nước mật đắng.
TIẾT CHẾ, DINH DƯỠNG
- Trong ăn uống không nên dùng nhiều và kéo dài một loại, nên thay đổi thức ăn vì:
+ Ngọt nhiều quá sẽ hại tỳ
+ Mặn nhiều quá sẽ hại thận
+ Cay nhiều quá sẽ hại phế
+ Đắng nhiều quá sẽ hại tâm
+ Chua nhiều quá sẽ hại can
- Khi bị bệnh, cần kiêng khem những thứ có cùng vì liên quan ngũ hành với tạng bênh.
+ Bệnh thận không nên ăn nhiều muối mặn.
+ Bệnh phế cần kiêng cay như tiêu, ớt, rượu
+ Bệnh về tiêu hoá nên kiêng ăn ngọt béo nhiều...
KẾT LUẬN
Học thuyết ngũ hành, cùng học thuyết âm dương là nền tảng của Y học cổ truyền, chỉ đạo xuyên suốt từ quá trình tư duy đến hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh, chế thuốc, dùng thuốc. Do vậy, những thầy thuốc và những người yêu thích Y học cổ truyền cần học tập và ứng dụng vào việc thăm khám, chữa bệnh.
Vậy là quý vị đã cùng Cty CP Y dược Tống gia đường tìm hiểu xong chủ đề Ngũ hành và mối tương quan đến Y học cổ truyền. Qua 2 phần của bài viết về Âm dương và ngũ hành, mong rằng quý vị đã có thể hiểu được về bộ môn Y học cổ truyền.
Bộ môn y học cổ truyền xuất hiện từ rất lâu và thiên về tư tưởng của Trung Hoa khá nhiều, trước khi chữ Quốc ngữ ra đời vậy nên tiếng Việt thuần tuý chưa thể cắt nghĩa được chính xác. Chúng ta chỉ có thể luận giải theo nghĩa Hán - Việt. Vì vậy một số luận điểm sẽ cần quý vị có kiến thức về phiên âm Hán - Việt.
Ở phần tiếp theo, Công ty CP Y dược Tống gia đường sẽ giới thiệu đến quý ví về chủ đề " Học thuyết Thiên - Nhân hợp nhất" . Tiêu đề này có thể sẽ khiến nhiều quý vị cảm thấy khá mơ hồ nhưng khi luận giải, chắc chắn quý vị sẽ cảm thấy "Thiên - Nhân" vô cùng gần gũi với đời sống xung quanh quý vị. Kính mong quý vị đón đọc và thảo luận với chúng tôi ở bài viết sau
Cty cổ phần Y dược Tống gia đường !