Menu

Học thuyết ngũ hành và mối tương quan Y học cổ truyền - P.1

Kính chào quý vị ! 

Tiếp tục chuỗi bài viết về chủ đề " Lý luận Y học cổ truyền" của Công ty CP Y dược Tống Gia Đường !

Ở bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ với quý vị về học thuyết Ngũ hành và mối tương quan đến Y học cổ truyền. 

Ngũ hành là gì ? Thuộc tính ngũ hành tương quan tới những bộ phận nào trong cơ thể ? Khái niệm tương sính, tương khắc, tương thừa, tương vũ là gì ?.... Tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay. 

Kính mời quý vị cùng tìm hiểu !

Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:

* Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội 

* Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội

Hotline: 0816212899

Học thuyết ngũ hành

 Là học thuyết triết học cổ đaị của phương Đông, giải thích các mối quan hệ hữu cơ giữa các sự vật trong quá trình vận động và biến hoá.

 Trong y học cổ truyền phương Đông, học thuyết ngũ hành cùng học thuyết Âm dương là các học thuyết cơ bản chỉ đạo toàn bộ cơ sở lý luận của Y học cổ truyền.

Ngũ hành là gì ?

 Ngũ hành là 5 nhóm vật chất, là 5 dạng vận động phổ biến của vật chất, là 5 thành tố có quan hệ tương tác với nhau. Mỗi hành có những thuộc tính riêng và được đặt tên của một loài vật tiêu biểu đó là:

   + Mộc: Cây cối

   + Hoả: Lửa

   + Thổ: Đất

   + Kim: Kim loại

   + Thuỷ: Nước

Thuộc tính ngũ hành

 Mỗi một hành (nhóm) có những thuộc tính chung:

   - Hành Mộc: Phát đông, phát sinh, vươn toả.

   - Hành Hoả: Phát nhiệt, tiến triển, bốc lên.

   - Hành Thổ: Xuất tiết, ôn hoà, nhu dưỡng.

   - Hành Kim: Thu liễm, co cứng, lắng đọng

   - Hành Thuỷ: Tàng giữ, mềm mại, đi xuống.

Quy loại theo Ngũ hành

 Các vật chất, các hiện tượng, các dạng vận động được xếp vào hành nào đó, sẽ mang thuộc tính chung của hành đó và cũng có những mối quan hệ đặc biệt. 

   Ví dụ: Thuộc tính chung của hành Hoả là nóng, bốc lên, phát triển mạnh mẽ nên thuộc mùa hạ, phương Nam, màu đỏ; Tạng Tâm (Tim) được xếp vào hành hoả.

Quy luật của ngũ hành

   Vật chất luôn vận động, trong quá trình vận động các vật luôn tác động lẫn nhau. Mỗi vật thể đều chịu tác động của hai nguồn lực đối lập, thúc đẩy và kìm hãm.

 - Quy luật tương sinh, tương khắc.

   Trong tình trạng hoạt động bình thường, Ngũ hành vừa tương sinh, vừa tương khắc để giữ lại cân bằng, hài hoà giữa các vật liên quan. Nếu chỉ sinh mà không khắc sẽ dẫn đến tình trạng phát triển quá mức, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên. Nếu chỉ khắc mà không sinh sẽ dẫn đến suy thoái, tàn lụi cũng phát vỡ sự cân bằng.

    + Ngũ hành tương sinh

    Tương sinh là giúp đỡ, thúc đẩy, nuôi dưỡng. Hành sinh ra hành khác gọi là "Hành mẹ", hành được sinh ra gọi là "Hành con". Mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc. 

    + Ngũ hành tương khắc

    Tương khắc là ngăn cản, kiềm chế, giám sát. Mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim khắc mộc. 

  - Quy luật tương thừa, tương vũ. 

   Khi tương sinh, tương khắc bị rối loạn sẽ chuyển thành tương thừa, tương vũ.

    + Ngũ hành tương Thừa

      Tương thừa là khắc quá mạnh làm ngưng trệ hoạt động của hành bị khắc. 

       Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, can (gan) mộc khăc tỳ (lá lách) thổ. Khi can mộc căng thẳng quá mức sẽ "thừa" tỳ, làm cho tỳ thổ sinh bệnh. Trường hợp này biểu hiện cơ chế sinh bệnh của bệnh viêm dạ dày do yếu tố thần kinh căng thẳng. Y học cổ truyền có tên gọi khác nhau như: Chứng can thừa tỳ; can khắc tỳ hoặc can khí phạm vị.

    + Ngũ hành tương Vũ

      Tương vũ là phản lại, chống lại. Trường hợp hành khắc quá yếu, không kiềm chế được hành bị khắc để hành này phản vũ lại, gây bệnh cho hành khắc. 

       Ví dụ: Bình thường, tỳ thổ khắc thận thuỷ. Trường hợp tỳ thổ bị suy yếu, thận thuỷ sẽ phản vũ lại. Trường hợp này gặp trong phù do suy dinh dưỡng (thiếu ăn và bệnh đường tiêu hoá mạn tính không hấp thụ được dinh dưỡng)

.... Còn tiếp

Tin liên quan

0965982216
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ