Kính chào quý vị ! Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về Âm dương và mối liên quan đến Y học cổ truyền, ở bài viết tiếp theo. Công ty CP Y dược Tống gia đường, sẽ cùng quý vi tìm hiểu về Ứng dụng của học thuyết Âm dương trong Y học cổ truyền.
Kính mời quý vị theo dõi và luận bàn !
Xem phần một tại đây !
http://tonggiaduong.com/am-duong-va-moi-tuong-quan-den-y-hoc-co-truyen.html
Ứng dụng của học thuyết âm dương trong Y học
Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của Y học cổ truyền, chỉ đạo toàn bộ lý luận đến thực tiễn lâm sàng, từ phòng bệnh đến chữa bệnh, từ chuẩn đoán đến trị bệnh, từ dược lý đến bào chế, từ dùng thuốc đến các phương pháp điều trị không dùng thuốc (xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, tác động cột sống,...)
1. Phân định âm dương trong cơ thể
Dựa theo thuộc tính cơ bản của âm dương, người ta phân định các bộ phận, các chức năng hoạt động của cơ thể theo từng căp âm - dương.
Tạng: Tâm, Tâm bào, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc ÂM
Phủ: Tiểu trường, Tam tiêu, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang thuộc DƯƠNG
Đường kinh Âm: Thiếu âm tâm, Thận, Thái âm phế, Tỳ, Quyết âm Can; Tâm bào.
Đường kinh Dương: Dương minh vị; Đại trường; Thái dương; Tiểu trường; Bàng quang; Thiếu dương Đởm; Tam tiêu.
Phần lý: Ở trong; nội tạng thuộc ÂM.
Phần biểu: Ở ngoài; kinh lạc; da cơ thuộc DƯƠNG.
Huyết thuộc ÂM
Khí thuộc DƯƠNG
Triệu chứng: - Âm chứng gồm: Thân nhiệt thấp; mạch nhỏ, chậm; Tiếng nói nhỏ, thở yếu;...
- Dương chứng gồm: Thân nhiệt cao; Mạch to, nhanh; Tiếng nói to, thở mạnh;....
Chuẩn đoán bệnh
- Bệnh tật là biểu hiện của sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Sự thiếu lệch có thể do một bên quá mạnh, thừa ứ (thiên thịnh) hoặc do một bên quá yếu, thiếu hụt (thiên suy).
- Thiên tịnh gồm âm thịnh hoặc dương thịnh
- Thiên suy gồm âm hư hoặc dương hư
Chuẩn đoán bệnh là xác định bệnh ở phần ngoài (biểu) hay bên trong (lý), tính chất bệnh thuộc hàn hay nhiệt, và trạng thái bệnh thực hay hư, xu hướng bệnh là âm hay dương.
CHỮA BỆNH
Nguyên tắc chữa bệnh là lập lại thế cân bằng âm - dương.
- Nếu thiên thịnh (thực chứng) phải dùng phép tả để loại bỏ phần thắng thịnh.
- Nếu thiên suy ( hư chứng) phải dùng phép bổ để bù đắp vào chỗ thiếu hụt.
Hư thì bổ, thực thì tả.
Khi điều chỉnh sự thiên thịnh về hàn nhiệt trong cơ thể thì:
Bệnh do hàn thì dùng thuốc âm nóng, bệnh do nhiệt thì dùng thuốc mát lạnh để điều chịnh.
"Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng"
Nghĩa là: Bệnh hàn cho uống thuốc mát lạnh sẽ nặng thêm có khi nguy hại. Bệnh nhiệt cho thuốc ấm nóng sẽ làm nóng gây cuồng sảng.
- Khi thế quân bình đã đạt thì ngừng và chỉ củng cố, duy trì, không nên tiếp tục kéo dài vì bổ dương nhiều (uống nhiều thuốc ấm nóng) sẽ làm tổn hại phần âm, bổ âm nhiều sẽ tổn hại phần dương.
PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh là giữ gìn và bồi bổ chính khí, phải:
- Ăn uống, dinh dưỡng đủ lượng, đủ chất đáp ứng yêu cầu lao động và phát triển cơ thể. Ngoài ra cũng chú ý cân bằng hàn nhiệt, nếu ăn uống nhiều thứ cay nóng sẽ là thương tổn âm dịch; Ăn nhiều thức ăn lạnh, sống sẽ làm tổn thương dương khí.
- Lao động và nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý. Thức ngủ điều hoà.
- Trong rèn luyện thân thể phải chú ý luyện tâm với luyện thể, tập tĩnh xen kẽ tập động, nội công và ngoại công.
- Rèn luyện, thích nghi với biến đổi của khí hậu, với điều kiện sống.
CHẾ THUỐC
Phân định nhóm thuốc
Các cây, con vật dùng làm thuốc đều được phân thành nhóm dựa vào tính vị, hướng tác động của các vị thuốc.
- Dương dược:
+ Tính: Nóng, ấm (ôn nhiệt)
+ Vị: Cay, ngọt, đạm
+ Hướng: Thăng, phù (đi lên trên và ra ngoài)
- Âm dược:
+ Tính: Lạnh, mát (hàn, lương)
+ Vị: Đắng, chua, mặn
+ Hướng: Giáng, trầm ( đi xuống, lắng đọng)
Bào chế
Muốn thay đổi tính dược, mát thành ấm hoặc làm giảm bớt tính mạnh liệt của vị thuốc ta dùng những phụ dược có tính đối lập hàn, nhiệt để bào chế thuốc.
Dùng lựa hoặc phụ dượng có tính nóng như Gừng, Sa nhân để chuyển vị thuốc vốn tính mát lạnh thành thuốc ấm nóng.
KẾT LUẬN
Học thuyết Âm dương là nền tảng tư duy của Y học cổ tuyền phương Đông, người thầy thuốc Y học cổ truyền nhất thiết phải học, hiểu thấm nhuần học thuyết Âm dương.
Vậy là quý vị đã tìm hiều chi tiết về học thuyết Âm dương và mối tương quan đến Y học cổ truyền. Ở bài sau, Công ty CP y dược Tống gia đường sẽ cùng quý vị tìm hiểu về Học thuyết ngũ hành và mối liên quan đến Y học cổ truyền.
Kính mời quý vị theo dõi !
Đây là sẽ là nhưng chuỗi bài viết mà Công ty CP Y dược Tống gia đường chúng tôi tổng hợp từ những tài liệu sách, giáo trình đang được giảng dạy ở các trường đào tạo Y học cổ truyền chính quy. Được các nhà giáo, PGS,...dày công biên soạn.
Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:
* Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội
* Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội
Hotline: 0816212899