Menu

Âm dương và mối tương quan đến Y học cổ truyền

Kính chào quý vị và các bạn ! Khi nghe đến cụm từ Âm Dương, Ngũ hành,.. quý vị có thể liên tưởng tới việc xem phong thuỷ, luận quẻ bói, xem cát hung,...nhưng quý vị có biết rằng. Âm dương là học thuyết giải thích sự vận động và biến hoá của vạn vật, bao gồm thế giới tự nhiên, sinh mệnh, cây cối, con người,...Âm dương bao trùm trong tất cả mọi lĩnh vực, sự vật, sự việc hằng ngày xảy ra xung quanh chúng ta. Và Y học cổ truyền cũng như những bộ môn khác chính là dựa theo học thuyết âm dương đó. 

Mời quý vị và các bạn tìm hiểu sâu kĩ hơn học thuyết âm dương và mối tương quan của lý luận Y học cổ truyền. Đây là sẽ là nhưng chuỗi bài viết mà Công ty CP Y dược Tống gia đường chúng tôi tổng hợp từ những tài liệu sách, giáo trình đang được giảng dạy ở các trường đào tạo Y học cổ truyền chính quy. Được các nhà giáo, PGS,...dày công biên soạn. Kính mong quý vị và các bạn theo dõi. 

Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:

* Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội 

* Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội

Hotline: 0816212899

Học thuyết Âm dương (Yin - Yang) là học thuyết giải thích sự vận động và biến hoá của vạn vật.

Học thuyết Âm dương thuộc triết học duy vật cổ đại phương Đông, là nền tảng tư duy và là kim chỉ nam cho thầy thuốc Y học cổ truyền

Âm Dương:

- Là danh từ, khái niệm triết học để chỉ 2 mặt đối lập trong cùng một bản thân sự vật và hiện tượng. Sự tương tác giữa hai mặt âm dương là nguồn gốc của sự vận động, biến hoá và tiêu vong của sự vật, sự việc đó.

- Thuộc tính cơ bản của Âm là : Tối tăm, tĩnh, đục, nặng, lạnh, tiêu cực, thoái triển, mềm mại, hữu hịnh,...

- Thuộc tính cơ bản của Dương là: Sáng sủa, động, trong, nhẹ, ấm áp, tích cực, phát triển, cứng rắn, vô hình,...

CÁC QUY LUẬT CỦA ÂM DƯONG

1. Âm dương đối lập mà thống nhất, tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên. Đối lập nghĩa là mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có 2 mặt âm dương. Tuy nhiên trong nội bộ âm dương còn có trong âm có dương, trong dương có âm; trong dương có dương; trong âm có âm.

2. Âm dương hỗ căn: Hỗ là tương hỗ, căn là gốc rễ. Hỗ căn nghĩa là tương tác nương tựa, giúp đỡ, thúc đẩy lẫn nhau trên cùng một gốc. Hai mặt âm dương tuy đối lập nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được.

3. Âm dương tiêu trưởng nói lên sự vận động không ngừng, chuyển hoá lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Âm dương không cố định mà luôn luôn biến động, khi tăng khi giảm theo chu kì.

4. Âm dương bình hành: bình hành là song song vận hành cùng nghĩa là cân bằng, bằng nhau. Cân bằng của học thuyết âm dương là cân bằng động, cân bằng sinh học.

    * Từ 4 quy luật trên khi vận dụng trong Y học, người ta thấy có một số phạm trù sau:

    - Sự tương đối và tuyệt đối giữa 2 mặt âm dương: Sự đối lập giữa 2 mặt âm dương là tuyệt đối nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối.

    Vd: Hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương nhưng lại có lương thuộc âm đối lập với ôn thuộc dương.

    - Trong âm có dương, trong dương có âm: Âm dương nương tựa với nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ với nhau trong sự phát triển.

    - Bản chất và hiện tượng: Thông thường bản chất phù hợp với hiện tượng, khi chữa bênh, người ta chữa vào bản chất bệnh: Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt. bệnh nhiệt dùng thuốc hàn. Nhưng có lúc bản chất bệnh không phù hợp với hiện tượng gọi là "chân giả". 

    Vd: Sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc dẫn đến truỵ mạch ngoại biên, chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn) phải dùng thuốc hàn tính để vào chữa bản chất bệnh. 

5. Biểu tượng của học thuyết âm dương

- Là hình Thái cực đồ

+ Vòng tròn to tượng trưng Thái cực

+ Nửa trắng là dương, nửa đen là âm gọi là (Lưỡng Nghi)

+ Đường cong giữa phần đen và tiếp là đương cong Thái cực.

+ Vòng tròn nhỏ trắng trong phần đen là Dương trong âm ( Thiếu dương)

+ Vòng tròn đen trong phần trắng là Âm trong dương (Thiếu âm)

- Đuôi nhỏ phần đen tiếp với đầu lớn phần trắng biểu hiện "dương trưởng âm tiêu". Đuôi nhỏ phần trắng tiếp nối đầu lớn phần đen biểu hiện "âm trưởng dương tiêu"

Phần trắng và phần đen bao giờ cũng bằng nhau biểu hiện Âm dương luôn cân bằng trong quá trình tiêu trưởng. 

 

Tin liên quan

0965982216
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ