Menu

Tìm hiểu về Nguyên nhân gây ra bệnh - Cty CP y dược Tống gia đường

Kính chào quý vị ! Với nền y học hiện đại hay nền y học cổ truyền có từ xa xưa. Muốn chữa được bệnh, phải tìm được nguyên nhân, gốc rễ gây ra bệnh. Nếu không nắm bắt được căn nguyên gây ra bệnh lý người thầy thuốc sẽ vô cùng khó khăn khi đưa ra những phương pháp điều trị cùng với đó là hiệu quả trị bệnh không cao. Và hơn hết với quý bệnh nhân sẽ rất tốn thời gian, công sức, tiền bạc.

Hôm nay, công ty CP y dược Tống gia đường sẽ gửi đến quý vị bài viết về những Nguyên nhân gây bệnh theo lý luận của Y học cổ truyền. Đây vẫn sẽ là những chuỗi bài viết trong chuỗi chủ đề của "Lý luận Y học cổ truyền" 

Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:

  • Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội 
  • Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Nguyên nhân sâu xa

  Bình thường cơ thể có sức chống đỡ với bệnh tât, có khả năng tự điều chỉnh những trục trặc ban đầu, tự thích nghi với những biến động của môi trường sống. Những khả năng đó là do chính khí quyết định.

  Chính khí tốt, vững vàng thì các ngoại tà không xâm nhập được vào cơ thể; chính khí suy là nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh tật.

Nguyên nhân trực tiếp

  Y học cổ truyền xếp những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thành 3 nhóm chính là: 

 - Ngoại nhân (Nguyên nhân bên ngoài):

  Là những nguyên nhân do thời tiết, khí hậu, những nguyên nhân từ môi trường tự nhiên như phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt).

 - Nội nhân (Nguyên nhân bên trong)

  Là sự rối loại chức năng của các tạng phủ hoặc do những yếu tố tinh thần đó là 7 loại tình chí (thất tình) đó là : Bực tức. giận dữ (Nộ); Mừng vui (Hỉ); Lo nghĩ (Ưu); Buồn phiền (Bi); Sợ hãi (Kinh, khủng)

 - Bất nội ngoại nhân

 Là những nguyên nhân không nằm trong 2 nhóm trên.

Ngoại nhân

Gòm 6 loại khí là phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Bình thường lục khí cần thiết cho sự sống, khi trái thường sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh và được gọi là Tà khí, Phong tà, Tản tà, Thử tà, Thấp tà, Táo tà và Hoả tà.

1. Phong tà

   Là dương ta, chủ khí về mùa xuân. Phong tà là nguyên nhân thường gặp nhất. Phong dẫn đầu trăm bệnh và thường kết hợp với các loại tà khác.

  Đặc điểm của Phong tà

  + Tính di động, thường xâm nhậo từ phần trên cơ thể như đầu, vai, gáy.

  + Gây bệnh nhanh và lui bệnh cũng nhanh

  + Bệnh thường chuyển dịch nơi này tới nơi khác như phong thấp, mẩn ngúa, mề đay.

 Kết hợp ngoại tà khác

  Phong hàn: Cảm mạo do lạnh, đau thần kinh, co cứng cơ.

  Phong nhiệt: Nhiễm khuẩn hô hấp trên; cúm, sốt dịch

  Phong thấp: Viêm khớp dạng thấp

  Nội phong

   Là chứng phong sinh ra ở trong cơ thể do:

   - Hoả cực sinh phong như sốt cao, co giật

   - Âm hư, huyết hư sinh phong

   - Đàm nhiệt sinh phong, trúng phong (kết hợp ngoại phong) như hôn mê do tai biến mạch máu não thể tỳ hư, đàm trệ

   Nội phong còn liên quan đến tạng can, còn gọi là tạng phong

2. Hàn tà

  Hàn tà là âm tà, chủ khí của mùa đông. Hàn tà làm tổn hại dương khí, có thực hàn và hư hàn

  Đặc điểm của hàn tà

   - Gây co cứng cơ khớp, chường nóng đỡ đau, gặp lạnh đau tăng.

   - Làm khí huyết ứ trệ, mồ hôi không ra được gây đau

   - Người bệnh sợ lạnh, thích ấm nóng.

  Kết hợp ngoại tà khác

   - Hàn thấp do ăn nhiều thứ sống, lạnh bụng đầy, tiêu chảy, sợ lạnh

  Hư hàn

   - Do phần dương (chuyển hoá năng lượng) trong cơ thể bị giảm: Thận dương hư, Tỳ dương hư, Tâm dương,...hư gây sợ lạnh, chân tay lạnh, đầy bụng, phân lỏng.

  3. Thử tà

    Thử là nắng, nóng, là dương tà, chủ khí mùa hạ, thường làm thương tổn tân dịch.

   Đặc tính Thử tà

    - Gây sốt cao, khát nước, đỏ mặt, tức thở.

    - Gây cuồng sảng, ngất, hôn mê (trúng thử)

    - Bệnh thường xảy ra vào mùa hạ, khi lao động ngoài trời nắng gắt hoặc trong hầm lò nóng.

   Kết hợp tà khác

   - Thử nhiệt: Những bệnh sốt dịch mùa hè

   - Thử thấp: Lỵ nhiễm khuẩn, ỉa chạy mùa hè

 4. Táo tà

    Táo là độ khô hanh, chủ khí mùa thu, là dương tà làm tổn hao tân dịch.

   Đặc tính táo tà

   - Thường gây bệnh tạng phế, mũi họng khô rát, ho khan.

   - Gây bệnh ngoài da như khô, nẻ, bệnh vảy nến

   - Gây sốt cao, không mồ hôi, khát

   Kết hợp tà khác

    - Táo nhiệt, những bệnh sốt dịch về mùa thu như viêm não, sốt xuất huyết

    - Lương táo là những cảm lạnh về mùa thu.

  5. Thấp tà

    Là độ ẩm trong không khí cao, là âm tà, chủ khí cuối hạ, mùa mưa lũ. Thấp tà làm tổn thương dương, đặc biệt là tỳ dương (ăn kém ngon, đầy chướng bụng)

   Đặc tính thấp tà

   - Gây bệnh dai dẳng, thường từ nửa người dưới

   - Gây cảm giác tê nặng, cử động khó, đau nhiều buổi sáng khi ngủ dậy, vận động đỡ đau dần

   - Gây phù, bí tiểu tiện, lưỡi bè riệu, rêu trắng dày

   - Nước tiểu đục, đái dưỡng chấp

  Nội thấp

   - Do tỳ dương hư, sinh đàm thấp.

 6. Hoả tà (nhiệt tà)

   Là độ nóng, thuộc dương tà, chủ khí mùa hạ. Các ngoại tà khi vào sâu trong cơ thể đều có thể chuyển thành nhiệt tà. Nhiệt tà làm tổn hại tân dịch.

  Đặc tính nhiệt tà

   - Gây sốt cao, mặt đỏ, nhiều mồ hôi, khát nước

   - Gây chảy máu như sốt xuất huyết, chảy máu cam

   - Mụn nhọn, rôm sảy, sưng lợi, loét lưỡi.

  Kết hợp tà khác

   - Phong nhiệt

   - Thấp nhiệt (đã nêu ở trên)

   - Thử nhiệt

  Hư nhiệt

   - Là nhiệt tà sinh ra ở trong cơ thể do âm hư không kiềm giữ được hoả, để hoả bốc lên gây sốt âm. Cần phân biệt được hư nhiệt và thực nhiệt vì 2 phép chữa khác hẳn nhau, hư nhiệt bổ âm là chính, thực nhiệt thì tả hoả, thanh nhiệt giải độc là chính. 

 

 

NỘI NHÂN

 Có 7 loại tình chí, khi ở mức thái quá sẽ gây bệnh

  1. Hỉ là vui mừng, thái quá sẽ hại tâm

  2. Nộ là giận dữ, thái quá sẽ hại can

  3. Bi là buồn phiền, thái quá sẽ hại phế

  4. Ưu và tư là lo lắng và suy nghĩ thái quá sẽ hại  Tỳ

  5. Kinh và khủng là sợ hãi, thái quá sẽ hại Thận

 Ngoài ra, rối lạon chức năng nội tạng mà sinh bệnh cũng thuộc nội nhân như tỳ hư, tâm hư, can vượng,...

BẤT NỘI NGOẠI

 Là những nguyên nhân gây bệnh không xếp trong 2 nhóm nội nhân và ngoại nhân

 Do ăn uống

   - Thiếu ăn dẫn đến khí huyết hư, ăn quá nhiều làm hại tỳ, ăn uống nhiều thứ cay nóng làm hại phế.

   - Ăn nhiều thức ăn và tiếp xúc với các chất có hại thường xuyên và liên tục cũng có thể xếp vào loại này.

 Do lao động

  - Lao động quá mức kéo dài gây lao lực, không lao động khí huyết kém lưu thông sinh nê trệ. Lao động không được nghỉ ngơi, dưỡng sức cũng sinh lao lực, giảm năng suất lao động.

 Do sinh hoạt

  - Chơi bời, rượu chè bê tha, sinh hoạt tình dục thái quá cũng sinh bệnh

  Do các nguyên nhân khác

  - Bẩm sinh di truyền, tai nạn bị côn trùng cắn cũng thuộc nội bất ngoại nhân.

Tin liên quan

0965982216
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ