Menu

SUY NHƯỢC CƠ THỂ SAU SINH – LỜI KHUYÊN DÀNH CHO PHÁI NỮ!

 Mỗi lần sinh nở là mỗi lần người phụ nữ phải đối mặt với những khó khăn vất vả từ lúc quá trình mang thai diễn ra và ngay cả sau khi sinh. Cty Cp y dươc Tống gia đường xin chia sẻ đến quý chị em phụ nữ một số lưu ý và bài thuốc tham khảo giúp chị em phụ nữ sớm vượt qua giai đoạn suy nhược cơ thể sau sinh. 

 

 

 Sản phụ sau sinh cơ thể thường rất yếu do mất quá nhiều sức, mất máu khi sinh, cơ thể thay đổi về lượng hoocmon và khí huyết, thường dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, kém ăn, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức.

▪Nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể sau sinh

 Khi mang thai, toàn bộ năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi thai cũng như các phần phụ như nhau thai, dây rốn, nước ối,…được lấy từ cơ thể người mẹ. Trong lúc chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều năng lượng, máu và mồ hôi để đứa con được ra đời khỏe mạnh. Sau khi sinh xong, lại tiếp tục tích lũy dinh dưỡng để có sữa cho con bú.

 Toàn bộ quá trình đó là một niềm hạnh phúc nhưng cũng lấy đi thật nhiều sức lực của người phụ nữ. Nếu việc bồi dưỡng ăn uống, chế độ nghỉ ngơi và trạng thái tâm lí không được chú trọng, lâu ngày sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.

 Theo quan điểm của y học cổ truyền, triệu chứng suy nhược cơ thể này gây ra do sau khi sinh tân dịch hao tổn, khí huyết xấu, lại không thể bổ sung kịp thời để phục hồi khí huyết gây huyết hư hỏa động.

 Trên thực tế, không thiếu các trường hợp sau sinh gặp các vấn đề như đau bụng sau sinh, phát sốt, táo bón, huyết hôi ra nhiều, ít sữa, hay chóng mặt, buồn nôn, hay mất ngủ, tinh thần u uất,…

▪Các đối tượng có nguy cơ suy nhược cơ thể sau sinh

 Những đối tượng hay gặp phải suy nhược cơ thể sau sinh là các sản phụ thường xuyên gặp phải các vấn đề về sức khỏe như huyết áp thấp, thiếu máu…, có thể chất yếu ớt, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết hoặc những phụ nữ phải lao động nhiều mà ít được nghỉ ngơi khi mang thai. Nếu việc ăn uống nghỉ ngơi, kiêng khem không tốt hoặc bản thân vốn sẵn đã có một số bệnh nội khoa sau khi sinh không tự phục hồi được lâu ngày dẫn đến khí hư, huyết hư dẫn đến âm hư, dương hư hoặc âm dương lưỡng hư.

Ngoài ra, triệu chứng này còn đặc biệt hay gặp ở những phụ nữ có hệ thần kinh không khỏe mạnh, đang bị mắc rối loạn lo âu, căng thẳng và áp lực trong cuộc sống, trầm cảm, suy nhược thần kinh…

▪Phòng suy nhược cơ thể cho phụ nữ sau sinh

- Việc chăm sóc sản phụ sau sinh rất quan trọng bởi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cả sức khỏe của em bé. Sau khi sinh con, người mẹ cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để nhanh phục hồi sức khỏe và để cho con phát triển tốt nhất.

- Nên ăn nhiều loại thức ăn lợi sữa, đầy đủ dưỡng chất, ăn khi còn nóng. Ăn nhiều rau và hoa quả tươi, chất xơ giúp phòng tránh táo bón ở cả mẹ và trẻ bú sữa.

- Đối với mẹ có những triệu chứng trầm cảm sau sinh cần tránh suy nghĩ tiêu cực; chia sẻ với người thân, bạn bè những cảm giác sau khi sinh đẻ; tham gia các khóa học dành cho các bà mẹ. Sau khi cố gắng khắc phục bằng chế độ nghỉ ngơi và ăn uống khoa học mà không thấy đỡ, có thể uống thêm các thuốc đông y để bồi bổ, tránh việc suy nhược cơ thể tạo tiền đề cho trầm cảm phát triển ngày càng nặng hơn. Nặng hơn nữa thì cần đến bệnh viện để được tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên môn cao.

- Sản phụ cần tránh vận động nhiều, ít nhất là 6 tuần sau sinh để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ cũng như việc tiết sữa nuôi con.

- Sản phụ nên tập yoga hoặc những bài thể dục nhẹ nhàng để giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này.

- Trường hợp mẹ bị táo bón nên chườm nước nóng, tắm nước nóng và massage vùng bụng. Vệ sinh sau khi sinh cũng rất quan trọng, nên rửa vùng sinh dục ngoài bằng 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm đã đun sôi , không rửa sâu vào âm đạo.

- Một tuần sau sinh, có thể tắm nước ấm cho sạch sẽ, không ngâm mình trong nước, tắm trong buồng tắm kín gió, tránh cảm lạnh. Cũng có thể tắm nước nóng và nước lạnh kết hợp để giúp màu tuần hoàn tốt hơn. Sau khi đẻ cần tránh gió, lạnh, kiêng không ăn các chất sống lạnh và các chất khó tiêu, các thức ăn lạ.

- Nên cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ để mẹ không bị căng sữa, động tác bú giúp tử cung co hồi tốt và mẹ cũng đỡ chảy máu. Nên tránh xa cà phê, bia, rượu, thuốc lá và các đồ uống có cồn vì chúng có thể đi vào sữa không tốt cho bé và còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn và ngon miệng của mẹ. Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 45 ngày sau đẻ. Sau thời gian đó, có thể sinh hoạt khi cả hai vợ chồng đều cảm thấy cần thiết.

▪Bài thuốc tham khảo cho phụ nữ suy nhược cơ thể sau sinh

- Nếu sau khi sinh mà thường dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, kém ăn, đau nhức, tinh thần căng thẳng, mất ngủ, ít sữa hoặc mất sữa… thì việc sử dụng các món ăn bài thuốc là lựa chọn phù hợp nhất vì các món ăn này có tác dụng rất hiệu nghiệm giúp sản phụ nhanh hồi phục sức khỏe và cơ thể sau khi sinh, phòng tránh các bệnh hậu sản. Món ăn bài thuốc dưới đây là lựa chọn hoàn hảo dành riêng cho chứng sau khi sinh bị suy nhược cho chị em.

Bài thuốc dùng cho phụ nữ sau sinh, thiếu máu hoặc người mắc một số bệnh về máu gây thiếu máu.

Bài thuốc gồm:

  • Quả dâu chín 16 g,
  • Hà thủ ô 12 g, 
  • Long nhãn 12 g,
  • Hạt sen 12 g,
  • Đỗ đen sao 12 g,
  • Lá vông 12 g.
  • Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.

 Chúc quý chị em phụ nữ luôn khoẻ mạnh và ngập tràn hạnh phúc !

 Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:

  • Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội 
  • Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội

Tin liên quan

0965982216
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ