Menu

Kiến thức: Thoái hoá cột sống

" Người ta không coi trọng sức khoẻ cho tới khi đau yếu" - Thomas Fuller

 Sức khoẻ của mỗi chúng ta là một giác trị đặc biệt và vô cùng quý báu. Sức khoẻ chi phối trực tiếp cuộc sống của chúng ta.

 Cty CP Y dược Tống gia đường xin chia sẻ với quý bạn về các tình trạng bệnh liên quan cơ xương khớp. Với tất cả triệu chúng bệnh, nguyên nhân, các phương pháp điều trị cụ thể dựa vào Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Chúng tôi  cũng đưa ra các phương cách phòng tránh bệnh, chế độ sinh hoạt hằng ngày với mong muốn quý bạn đọc và bệnh nhân có thêm kiến thức để phòng và điều trị bệnh. 

 Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:

  • Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội 
  • Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội

 

Thoái hoá cột sống

 Thoái hoá cột sống là gì ?

 Cột sống là khung đỡ của toàn bộ cơ thể. Theo năm tháng, do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi, lão hoá và sức nâng đỡ kém.

 Những yếu tố nào đã đẩy nhanh quá trình thoái hoá.

 - Điều kiện sống khó ăn, ăn uống không đầy đủ.

 - Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như những trường hợp mang vác nặng, gồng gánh nặng từ lúc 12,13 tuổi. Thời điểm khi mà khung xương chưa phát triển, chưa định hình hoàn thiện.

 - Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.

 - Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.

 - Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.

 - Trọng lượng cơ thể quá lớn khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể ( thừa cân béo phì )

 - Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35-40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau. Mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. 

 Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì ở nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

 Biểu hiện của bệnh thoái hoá cột sống

 - Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện, thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo hoặc lưng còng xuống... Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.

 - Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, ngày này qua ngày khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.

 - Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sáng những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được. 

 Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào ?

 - Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu,... Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.

 - Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn nên đi lại một chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.

 - Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.

 - Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hay bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể theo thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả. 

 - Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần nên giữ gìn cẩn trọng, không để tái phát bệnh. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

 - Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải kiêng rượu, bia

 Phòng bệnh từ ngày còn nhỏ và ngay trong cách thức sinh hoạt hàng ngày.

 - Các bậc làm cha, mẹ cần quan tâm đến con trẻ trong việc ăn uống sao cho đủ chất, học tập và thể thao đúng mức. Ngày nay, những yếu tố dễ dẫn đến thoái hoá cột sống sau này nếu không để ý từ khi còn nhỏ là: 

 + Trẻ ngồi chơi game trước màn hình máy tính hàng giờ đồng hồ.

 + Xem tivi quá nhiều

 + Ăn uống không kiểm soát dẫn đến béo phì,...

 - Với những người lao động trí óc, cứ ngồi làm việc khoảng 1-2 tiếng phải đứng dậy đi lại, tập một vài động tác có lợi cho lưng.

 - Với người lao động chân tay, chú ý không mang vác quá sức. Với những vật quá nặng, không bao giờ được cúi lưng để nhấc vật lên mà phải mở rộng chân, hạ thấp trọng tâm của gối và mông. Sau đó từ từ nâng vật lên.

 - Tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Tập Thái cực quyền, Yoga, bơi lội là rất tốt để phòng ngừa đau lưng do thoái hoá cột sống.

 - Với phụ nữ có thai, việc luyện tập đúng phương pháp lại càng cần thiết để giúp cho cột sống thêm dẻo dai, tránh đau do phải đỡ thêm một phần trọng lượng lớn nữa ngoài cơ thể của chính người mẹ.

 

Tin liên quan

0965982216
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ