MỖI GIA ĐÌNH NÊN CÓ 1 CÂY ĐINH LĂNG VÌ NHỮNG BÀI THUỐC QUÝ MÀ NÓ MANG LẠI
Cây đinh lăng được ví như "nhân sâm của người nghèo" với những công dụng trị được nhiều bệnh như mề đay, mẩn ngứa, thấp khớp, tắc tia sữa, ho, tăng cường sinh lý…
Cây đinh lăng là một giống cây thường gặp ở đất nước ta.
Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm .Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc.
Công ty CP y dược xin chia sẻ tới quý vị tham khảo 20 bài thuốc từ cây đinh lăng chữa các bệnh lý thường gặp.
Đặc biệt hơn có bài thuốc giúp điều trị tình trạng rối loạn cương dương.
Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:
- Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội
- Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội
1. Bài thuốc giúp phòng ngừa dị ứng và bồi bổ cơ thể
- Chuẩn bị: 200 lá đinh lăng.
- Thực hiện: Nấu sôi với 200ml nước trong 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, nấu thêm 20 phút nữa. Dùng nước chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.
2. Bài thuốc giúp chữa tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh
- Chuẩn bị: 3 lát gừng tươi và 40g rễ đinh lăng.
- Thực hiện: Cho vào nồi, đun sôi với 500ml nước và hạ lửa nấu cho đến khi còn 250ml. Dùng nước sắc uống khi còn nóng.
3. Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm, thời tiết
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 80g.
- Thực hiện: Nấu sôi với 500ml còn lại 250ml, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
4. Bài thuốc chữa ho mãn tính
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng, nghệ vàng, đậu săn, rau tần, bách bộ và rễ cây dâu mỗi vị 8g, gừng khô 4g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc với 500ml, còn lại 250ml. Chia thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.
5. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do thấp khớp
- Chuẩn bị: Quế chi và vỏ quýt (trần bì) mỗi vị 4g, thiên niên kiện, cỏ xước, hà thủ ô, huyết rồng và cối xay mỗi vị 8g, rễ đinh lăng 12g.
- Thực hiện: Để quế chi riêng, cho các vị sắc lấy nước, sau khi sôi cho quế chi vào. Chia thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn ấm.
6. Bài thuốc chữa chứng mệt mỏi, lười vận động, uể oải
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng phơi khô, 0.5g.
- Thực hiện: Đun với 100ml nước trong vòng 15 phút, sau đó chia thành 2 – 3 lần dùng và uống hết trong ngày.
7. Bài thuốc chữa chứng vú căng nóng và tắc tia sữa
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng 30 – 35g.
- Thực hiện: Sắc lấy 250ml nước, uống liên tục trong vòng 2 – 3 ngày.
8. Bài thuốc chữa vết thương sưng đau
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó đắp lên vùng đau nhức.
9. Bài thuốc chữa chứng đau lưng mỏi gối
- Chuẩn bị: 20 – 30g thân cành cây đinh lăng, phối hợp thêm cam thảo dây, cúc tần và rễ cây xấu hổ.
- Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần dùng.
10. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan
- Chuẩn bị: Nghệ 8g, biển đậu 12g, rễ đinh lăng 12g và rễ cỏ tranh 12g.
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng đều đặn cho đến khi khỏi.
11. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương và rối loạn cương dương ở nam giới
- Chuẩn bị: Sa nhân 6g, cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g, cám nếp và rễ đinh lăng mỗi vị 12g.
- Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.
Lưu ý: Để đạt được kết quả điều trị tốt, nên kết hợp với thói quen tình dục lành mạnh, tập luyện và ăn uống điều độ.
12. Bài thuốc chữa bệnh thiếu máu
- Chuẩn bị: Tam thất 20g, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và rễ đinh lăng mỗi vị 100g.
- Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 100g thuốc bột sắc với nước và dùng uống trong ngày.
13. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ, ho, ban sởi và dị ứng
- Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 10g.
- Thực hiện: Sắc với 200ml nước và dùng hết trong ngày.
14. Bài thuốc chữa chứng ho suyễn lâu năm không giảm
- Chuẩn bị: Gừng khô 4g, xương bồ 6g, đậu săng, rễ đinh lăng, nghệ vàng, tang bạch bì và tần dày lá mỗi vị 8g.
- Thực hiện: Sắc với 600ml nước còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.
15. Bài thuốc chữa chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng và ợ hơi nhiều
- Chuẩn bị: 10g rễ đinh lăng.
- Thực hiện: Sắc với 300ml nước, còn lại 150ml, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống.
16. Bài thuốc chữa chứng đau tức ngực, nhức đầu và nóng sốt
- Chuẩn bị: Chua me đất, lá tre và rễ sài hồ mỗi vị 20g, rau má, cam thảo dây và rễ đinh lăng tươi mỗi vị 30g, trần bì và vỏ chanh mỗi vị 10g.
- Thực hiện: Đem dược liệu thái nhỏ, đổ ngập nước và sắc lấy 250ml. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
17. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan mãn tính
- Chuẩn bị: Ngưu tất, uất kim mỗi vị 8g, ngũ gia bì, xa tiền tử, rễ đinh lăng, hoài sơn, chi tử, rễ cỏ tranh và hoài sơn mỗi vị 12g, nhân trần 20g, ý dĩ 16g.
- Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.
18. Rễ đinh lăng ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe, tiêu thực
- Chuẩn bị: Rễ đinh lăng khô 100g.
- Thực hiện: Tán nhỏ và ngâm với 1 lít rượu 30 độ trong vòng 10 ngày. Cứ vài ngày lắc đều lọ 1 lần để tránh thuốc đóng cặn. Mỗi lần dùng 10ml trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.
19. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ kéo dài, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ
- Chuẩn bị: Liên nhục 16g, tâm sen 12g, lá đinh lăng 24g, lá vông 20g và tang diệp 20g.
- Thực hiện: Sắc với 400ml nước, lấy khoảng 150ml và chia thành 2 lần uống trong ngày.
20. Bài thuốc trị chứng tiểu ra nước đỏ, đái rắt, đái buốt do sỏi thận
- Chuẩn bị: Kim tiền thảo, xa tiền thảo, lá đinh lăng và liên tiền thảo mỗi thứ 1 nắm to.
- Thực hiệc: Sắc uống đều đặn, nếu bệnh nặng nên gia thêm 10 – 12g chè búp non.
* Lưu ý:
Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách.
Nên thăm khám và chuẩn đoán bệnh lý trước khi sử dụng, không tự ý sử dụng các bài thuốc khi chưa có chỉ định của Bác sĩ chuyên môn Y học cổ truyền.
Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.