Menu

Học thuyết Tạng - Phủ - P.2 - Cty cổ phần Tống gia đường

Ở phần tiếp theo của Học thuyết Tạng - Phủ. Công ty CP y dược Tống gia đường xin trình bày với quý vị nội dụng về Lục phủ; Tinh thần; Khí huyết; Tân dịch. Mời quý vị theo dõi ở bài viết dưới đây !

Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:

  • Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội 
  • Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội

 

PHẦN II : PHỦ 

CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHỦ ( LỤC PHỦ )

  Đởm

   Đởm chứa mật, giúp cho tỳ tiêu hoá, đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ quyết đoán. Chứng hoàng đản có liên quan trực tiếp đến đởm

  Vị

   Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, giúp cho tỳ vận hoá thức ăn vì và tỳ được coi là gốc của hậu thiên. Dựa và vị khí người ta tiên lượng tốt xấu của bệnh, người ta đánh giá kết quả điều trị : "Còn vị khí thì sống, hết vị khí sẽ chết".

  Tiểu trường

  Tiểu trường phân lọc tinh chất do tỳ vận hoá từ thức ăn. Phần thanh được hập thụ tại tiểu trường rồi đưa lên phế; phần trọc chuyển xuống bàng quang và đại trường để bài tiết ra ngoài.

  Tiểu trường biểu lý với tâm nên nhiệt tạng tâm có thể đi xuống tiểu trường gây chứng đái ra máu.

  Đại trường

   Đại trường chứa đựng và bài tiết phân. Các chứng lòi dom (thoát giang), trĩ, lỵ, là bệnh của đại trường. Đại trường quan hệ biểu lý với phế. Phế nhiệt gây táo bón và ngược lại đại trường nhiệt táo sẽ gây ho.

  Bàng quang

   Bàng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu. Thận hư sẽ gây rối loạn tiểu tiện. Chức đái đục, đái buốt, đái rắt liên quan đến bàng quang.

  Tam tiêu

    Tam tiêu là 3 phần của thân mình. Thượng tiêu là phần từ miệng đến tâm vị, trung tiêu là từ tâm vị đến môn vị, hạ tiêu là phần môn vị đến hậu môn.

    Tam tiêu là đường phân bổ thuỷ dịch trong cơ thể, nước ở thượng tiêu toả như mây mù, ở trung tiêu đọng lại như ao hồ, ở hạ tiêu chảy như nước trong suối lạch. Lực điều hành thuỷ dịch do phế khí (Phế thông điều thuỷ).

    Tam tiêu cũng 3 trung tâm phát nhiệt của cơ thể.

TINH THẦN KHÍ HUYẾT TÂN DỊCH

  Khí huyết

   Khí và huyết có quan hệ âm - dương. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm, khí huyết hỗ căn, huyết tạo ra khí, khí thúc đẩy huyết, giúp tỳ vận hoá thức ăn để tạo ra huyết.

   Huyết là mẹ của khí, khí là thống soát của huyết.

   Khí hành, huyết hành - Khí trệ, huyết trệ

  Khí

    Khí có 2 hàm nghĩa:

   - Là chất li ti, khó thấy, trôi chảy như tinh khí của đồ ăn thức uống, là chất dinh dưỡng vận hành trong cơ thể.

  - Chỉ vào sức hoạt động của nội tạng như khí của ngũ tạng lục phủ, khí của kinh mạch...

   Nguồn gốc:

  - Khí bẩm trụ từ tiên thiên gọi là khí tiên thiên ( nguyên khí )

  - Khí hoá sinh trong đồ ăn thức uống của hậu thiên và khí trời hít vào là khí hậu thiên.

Khái niệm về khí khá rộng rãi nhưng cũng không ngoài 4 thứ : Nguyên khí, Tôn khí, Vinh khí, Vệ khí.

Nguyên khí: Gồm khí nguyên âm và khí nguyên dương bẩm thụ từ tiên thiên, nguyên khí chứa ở thận nhờ tam tiêu mà đi khắp cơ thể thúc đẩy sự hoạt động của ngũ tạng, lục phủ, các tổ chức cơ quan, là nguồn gốc hoá sinh của cơ thể.

  + Chạy theo đường hô hấp trông coi việc hô hấp (âm thanh, ngôn ngữ,...), qua tâm mạch để vận hành khí huyết

 Tôn khí: Chứa ở khí hải, ở giữa ngực là chỗ quy tỵ, xuất phát, vận động lưu hành của khí toàn thân, đi khắp cơ thể rồi lại quay về khí hải.

  + Là khí của đồ ăn thức uống hoá sinh và khí trời hít thở vào mà thành.

 Vinh khí: Là tinh khí trong đồ ăn thức uống, có tác dụng hoá sinh huyết dịch để dinh dưỡng cho toàn thân.

  + Vinh khí từ trung tiêu đi ra dồn vào kinh thủ thái âm phế nối vòng tuần hoàn của đường kinh.

  Vệ khí: Bắt nguồn từ tiên thiên do dương khí của thận sinh ra được bổ sung không ngừng bằng các chất tinh vi của đồ ăn thức uống từ tỳ vị ( là thứ khí nhanh mạnh trong đồ ăn thức uống ), hoạt động được do sự tuyên phát của phế. Tính nhanh nhẹn, trơn tru, chạy luồn khắp mọi nơi.

  + Vệ khí gốc ở hạ tiêu, được nuôi dưỡng do trung tiêu, khai phát ở thượng tiêu.

  + Vệ khí do thượng tiêu phân bổ đi ở ngoài mạch, trong thì ôn dưỡng cho ngũ tạng - lục phủ, ở ngoài luồn qua tầng da thớ thịt ôn dưỡng cho cơ nhục, điều lý việc đóng mở chân lông (chống đỡ ngoại là)

  + Bạn ngày vệ khí đi ở phần dương, ban đêm đi ở phần âm.

  + Quan hệ giữa vinh khí và vệ khí rất khắng khít và chặt chẽ: Vinh khí đi ở trong mạch, vệ khí đi ở ngoài mạch, nhưng âm dương chế ước lẫn nhau nên học giả đời sau có thuyết "vệ khí đi vào trong mạch tức là vinh, vinh khí đi ra ngoài mạch là vệ "

  Huyết

   Huyết là chất dịch màu đỏ theo đường mạch và vận hành không ngừng trong cơ thể.

   Nguồn sinh ra huyết từ trung tiêu tỳ vị. Thức ăn đồ uống vào vị hoá thành chất tinh vi, thông qua sự vận hoá của tỳ đồn lên phế mạch, rồi hoá thành huyết.

   Huyết được tạo ra từ tinh, huyết do tâm chủ quản, tỳ thống nhiếp và được tàng tại can

   Công năng: Huyết theo đường mạch qua ngũ tạng, lục phủ, chân tay các khớp mà "nuôi sống cơ thể". Vì một nguyên nhân nào đó mà huyết dịch bị trở ngại, da lông không được nuôi dưỡng đầy đủ sinh ra chứng tê dại, không ấm, nặng thì bại liệt.

Tinh và thần

  Tinh và thần có quan hệ âm dương, tinh thuộc Âm, thần thuộc Dương. Tinh đầy đủ thì thần minh mẫn, vững vàng.

  Tinh

   Tinh là cơ sở vật chất, khí và thần đều do tinh sinh ra. Tinh, khí, thần là yếu tố cơ bản của sự sống. Tinh bao gồm tinh tiên thiên và tinh hậu thiên có quan hệ hỗ tương.

   Tinh tiên thiên được bẩm tố từ bố mẹ, là hệ Gen trong các nhiễm sắc thể của bế bào sinh dục, tinh trực thuộc thận, mang tính huyết thống, đặc điểm giống nòi.

   Tinh hậu thiên do tỳ vận hoá thức ăn. Tinh hậu thiên là nguồn động lực cho các tạng phủ.

  Thần

   Thần bao gồm những hoạt động tâm thần (tư duy, ý thức) đồng thời điều hành hoạt động của các tạng phủ. Tinh, khí đầy đủ thì thần sáng suốt vững vàng.

   Thần biểu hiện công năng của tâm. Tình trạng của thần biểu hiện qua ánh mắt, vẻ mặt, cách ứng xử.

  Tân dịch

  Tân dịch thuộc âm, do thận chủ quản, nguồn gốc từ tỳ tạo ra. Bao gồm tân và dịch

   Tân

   - Là chất dinh dưỡng trong dịch gian bào tác dụng làm nhu nhuận da thịt, ỉa chảy, ra mồ hôi nhiều sẽ làm tân khô kiệt (hội chứng mất nước và điện giải).

   Dịch 

  - Là chất dịch dục thường ở trong bao khớp. Tác dụng làm trơn nhờn khớp xương.

  - Sốt cao, ỉa chảy, nôn, ra mồ hôi nhiều là nguyên nhân làm khô cạn tân dịch. Rối loạn chức năng của phế, tỳ, thận làm ứ đọng tân dịch gây chứng phù thũng.

Tin liên quan

0965982216
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ