Menu

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có rất nhiều dạng, tuỳ mức độ tình trạng bệnh mà bác sĩ, thầy thuốc sẽ đưa ra những phác đồ điều trị tương ứng. Phòng chẩn trị YHCT Moonday và Ths.Bsi Nguyễn Văn Lực sẽ chia sẻ tới quý bệnh nhân những kiến thức về các dạng tiểu đường và cách kìm chế sự phát triển và biến chứng của bệnh.

TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA DR.NGUYỄN VĂN LỰC - Hotline: 0816212899

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

I.Khái quát

1. Định nghĩa 

      Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước

       Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .

Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng Glucose (đường) từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn (tinh bột) và thức uống ngọt.

 II.  Phân loại

1. Đái  tháo  đường  type  1
      Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin nên phải tiêm Insulin.

2.  Đái  tháo  đường  type  2
      Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. 

3. Đái  tháo  đường  thai kỳ
      Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.

III. Cách chăm sóc bệnh nhân Tiểu đường

1.Chế độ ăn uống khỏe mạnh:

        Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau:
• Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.
• Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
• Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.
• Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai (khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
• Không ăn mặn
• Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

                   

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường:
• Các loại trái cây tươi ít đường như táo, bưởi, cam quýt… là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường. Mặc dù các loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhưng đó là lượng đường chậm (tức đường phải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể)nên sẽ giúp cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp đồng thời cung cấp chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom kiểm soát lượng đường trong máu.
• Thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
• Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
• Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

2. Kiểm tra Đường huyết theo định kì 1 tháng 1 lần và sử dụng thuốc theo  chỉ định của Bác sỹ.

3. Điều trị bằng vận động

  • Vận động thể lực giúp tăng sức chịu đựng cho tim và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn vì cơ vân có thể tiêu thụ đường khi hoạt động
  • Tăng cường hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp tình trạng sưc khỏe, nếu đã có biến chứng của đái đường như biến chứng thận, tim mach, cần hạn chế các động tác thể dục cường độ cao.
  • Cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để có thể điều chỉnh thuốc hoặc ăn thêm khi cần thiết.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0816212899 để được tư vấn và thăm khám miễn phí.

Quý vị sẽ được chia sẻ những kiến thức về phòng và điều trị các bệnh lý liên quan đến gân, cơ, xương khớp. Cách chăm sóc sức khỏe cho gia đình và người thân tại nhà bằng những thủ thuật tác động đơn giản, dễ thực hiện.

Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu và Phòng chẩn trị y học cổ truyền Moonday là địa chỉ tin cậy. Với nhiều năm kinh nghiệm điều trị và chăm sóc sức khỏe các bệnh lý về gân cơ xương khớp và các bệnh lý phức tạp như tai biến, vô sinh, hiếm muộn,...cùng đội ngũ y bác sĩ  y học cổ truyền chuyên môn cao, giàu lòng y đức. Chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng của quý vị đang gặp phải về sức khỏe !

  • Trụ sở 1: Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thành Xuân Hà Nội
  • Trụ sở 2: Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội
  • Phone: 0816212899

Tin liên quan

0965982216
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ