Menu

Học thuyết Kinh Lạc - C.ty CP Y dược Tống gia đường

Kính chào quý vị ! 

Người xưa đã dạy " Nghề làm thuốc không biết kinh lạc rất dễ sai lầm", đủ để thấy tầm quan trọng của việc nắm bắt và tìm hiểu Kinh Lac.

Hôm nay, công ty CP y dược Tống gia đường sẽ giới thiệu đến quý vị về Học Thuyết Kinh Lạc

Công ty cổ phần Y dược Tống Gia Đường xuất phát từ gia đình nhà ông Tống, một dòng dõi thư hương và có nghề y gia truyền lâu đời ở Hải Dương. Nay dưới sự kế thừa và phát triển của Ths, Bsi. Nguyễn Văn Lực giảng viên tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã có 2 cơ sở tại Hà Nội là:

  • Trung tâm đào tạo và chẩn trị Y học cổ truyền Moonday Số 25 ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng Thanh Xuân Hà Nội 
  • Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trân Châu. Số 9 ngõ 32 Nguyễn Văn Trỗi , Thanh Xuân,Hà Nội

 

HỌC THUYẾT KINH LẠC

Thuyết kinh lạc là một bộ phận của lý luận Đông Y, nó chỉ đạo các khâu chuẩn đoán bệnh, chữa bệnh, chế thuốc, dùng thuốc, đặc biệt là châm cứu và xoa bóp. Người xưa nói: "Nghề làm thuốc nếu không biết kinh lạc thì dễ sai lầm"

 Hệ kinh lạc

  Kinh là những đường chạy dọc cơ thể, là cái khung của hệ Kinh lạc, đi ở sâu

  Lạc là đường ngang, là cái dưới, đi ở nông. 

  Kinh lạc toả khắp toàn thân, là đường vận hành của khí huyết, thực hiện sự cân bằng âm dương, liên kết các bộ phận trong cơ thể thành một khối thống nhất, chỉnh thể.

 Có 12 đường kinh chính gồm:

  3 kinh Âm ở tay - ( Thủ tam âm ): Thái âm phế; Thiếu âm tâm và Quyết âm tâm bào

  3 kinh Dương ở tay - (Thủ tam Dương): Dương minh Đại trường; Thái dương tiểu trường; Thiếu dương tam tiêu

  3 Kinh Âm ở chân - ( Túc tam âm ): Thái âm Tỳ; Thiếu âm Thận; Quyết âm Can.

  3 Kinh Dương ở chân - ( Túc tam dương ) : Dương minh Vị; Thái dương bàng quang và Thiếu dương Đởm

- 8 kinh mạch phục:

 + Nhâm mạch

 + Đốc mạch

 + Xung mạch

 + Đới mạch 

 + Âm duy

 + Dương duy

 + Âm kiểu

 + Dương kiểu

- 12 kinh biệt tách ra từ 12 kinh chính

- 12 kinh cân nối các đầu xương ở tứ chi với tạng phủ

- 15 biệt lạc đi từ 14 kinh mạch biểu lý với nhau và 1 tổng lạc. Các biệt lạc lại phân ra các lạc nhỏ là tôn lạc, phù lạc.

CHỨC NĂNG CỦA KINH LẠC

  Về sinh lý và bệnh lý

    Kinh lạc là đường vận hành của khí huyết đi nuôi dưỡng cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, thống nhất sự hoạt động của toàn bộ cơ thể; đồng thời kinh lạc cũng là đường xâm nhập và truyền dẫn bệnh tà vào cơ thể. Những rối loạn ở bệnh trong cơ thể cũng qua kinh lạc mà phản ánh ra bên ngoài.

  Ví dụ: Tạng phế bị bệnh sẽ thể hiện đau vùng ngực và dọc theo đường đi của Kinh Phế

  Về chuẩn đoán và chữa bệnh

    Dựa vào vị trí đau có thể biết kinh nào hoặc tạng phủ nào bị bệnh (Kinh lạc chuẩn).

    * Đau đầu phía trán thuộc kinh Dương minh,

    * Đau đầu  2 bên thái dương thuộc kinh Thiếu dương,

    * Đau đầu phía chẩm gáy thuộc kinh Thái dương,

    * Đau đỉnh đầu thuộc kinh Quyết âm Can.

    Dựa vào những biến đổi bất thường trên vùng kinh đi qua như thay đổi màu da, thay đổi cảm giác, thay đổi điện trở, ta có thể chuẩn đoán bệnh.

   Trong điều trj, kinh lạc là những đường dẫn truyền các dạng kích thích dùng trong châm cứu như cơ học (bấm, châm); lý học (xung điện, tia laser); hoá học (thuốc tiêm). Kinh lạc cũng là đường dẫn truyền tác dụng của các thuốc uống vào tạng phủ nhất định (quy kinh của các vị thuốc):

Kinh lạc sở quá, chủ trị sở cập"

Kinh lạc đi qua vùng nào, có tác dụng chữa bệnh vùng đó )

  TUẦN HOÀN KINH MẠCH

   Đường tuần hoàn kinh mạch thể hiện mối quan hê bên trong và bên ngoài của cơ thể (biểu. lý). quan hệ giữa các tạng phủ.

 Hướng đi khái quát của 12 đường kinh chính.

* 3 kinh âm ở tay đều từ các tạng trong ngực đi ra các ngón tay

* 3 kinh dương ở tay tiếp nối từ các ngón tay đi tới mặt

* 3 kinh dương ở chân tiếp nối từ mặt đi xuống các ngón chân

* 3 kinh âm ở chân từ ngón chân đi lên các tạng.

 

  Sơ đồ tuần hoàn kinh khí:

  Nhận xét: Các kinh dương nối tiếp nhau ở vùng mặt - Các kinh âm nối tiếp nhau ở trong tạng - Kinh âm và kinh dương nối tiếp nhau ở đầu chi.

  Tuần hoàn Nhâm. Đốc mạch

    Mạch Nhâm; Đốc chạy dọc giữa thân mình tạo thành một vòng tiểu tuần hoàn kinh khí.

   Mạch Đốc: Bắt đầu từ huyệt Hội âm đi ngược lên phía sau dọc giữa cột sống, gáy, đỉnh đầu vòng xuống dọc sống mũi, rãnh nhân trung vào giữa lợi răng cửa hàm trên và nối với mạch Nhâm. Mạch Đốc quản hoạt động của các kinh dương

   Mạch Nhâm: Bắt đầu từ vùng Hội âm, ngược lên phía trước, dọc theo đường giữa bụng, ngực, cổ, hõm môi dưới, vòng quanh miệng rồi vào 2 mắt liên lạc với gốc lưỡi. Mạch Nhâm đảm nhiệm hoạt động của các kinh âm.

Tin liên quan

0965982216
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ